Website Marketing là gì? Có phải là các hoạt động bán hàng trên website? Chạy quảng cáo Facebook dẫn về website có phải là Website Marketing hay không? Hãy cùng GOBRANDING tìm hiểu trọn vẹn về ý nghĩa và các chiến lược Website Marketing hiệu quả ngay trong bài viết này.
Chúng ta sẽ “vén màn” dần ý nghĩa của cụm từ Website Marketing. Đầu tiên, bạn đã từng nghe qua hay chính bạn cũng đã dùng cách nói này chưa?
Lập kế hoạch Marketing cho Website.
Hoặc bạn cũng có thể nói:
Lập kế hoạch Website Marketing.
Vâng, bạn nghĩ đúng rồi đó: Website Marketing có nghĩa là quá trình Marketing cho website. Lúc này, website được xem là đối tượng để tiếp thị đến khách hàng với mục đích khiến họ tăng độ nhận diện về website thương hiệu, yêu thích các nội dung trên đó, và được dẫn dắt thực hiện một hoặc một chuỗi hành động theo ý đồ của chủ website.
Website Marketing là quá trình tiếp thị cho website, bao gồm tất cả các hoạt động giới thiệu, thu hút khách hàng truy cập vào website và thực hiện hành động trên website.
Website Marketing không chỉ là việc chăm sóc, thực hiện các hoạt động bên trong website (tối ưu trải nghiệm UX – UI, phát triển nội dung, dẫn dắt luồng hành vi,…). Mà nó còn bao gồm quá trình giới thiệu, thu hút khách hàng truy cập vào website bằng nhiều phương thức như gắn link trên nút kêu gọi hành động trên email, mạng xã hội, báo mạng, xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google… Thậm chí, việc đồng phục của các nhân sự trong doanh nghiệp in thêm địa chỉ website trên áo cũng có tác dụng quảng bá website.
Một chiến lược Marketing cho website muốn thành công thì không thể tách rời riêng rẽ với chiến lược Marketing tổng thể và chiến lược kinh doanh của công ty. Vì thế, khi lên chiến lược Website Marketing, bạn vẫn cần xác định rõ các yếu tố quan trọng sau:
Nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về đối tượng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận, điều này có thể sẽ khiến bạn gặp sai lầm trong chiến lược phía trước.
Ví dụ: Bạn nhận thấy website đang thu hút một lượng lớn truy cập nhưng chỉ số về hành động mục tiêu như: đơn đặt hàng, để lại thông tin nhận bài viết mới, tải bản ebook,… lại không gia tăng. Vấn đề lớn ở đây có thể đến từ việc bạn thu hút sai đối tượng hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của khách hàng.
Xác định và tìm hiểu về đối tượng mục tiêu là vấn đề cần được ưu tiên:
Với sự phát triển của các nền tảng Digital Marketing chứa khối lượng thông tin cực kỳ lớn, bạn có thể dùng để khai thác dữ liệu khách hàng như Google Trends (phân tích xu hướng thông tin thịnh hành), Google Keyword Planner (phân tích các từ khóa/chủ đề tìm kiếm trên Google), Google Analytics (phân tích người dùng sau khi truy cập vào website),… kết hợp với dữ liệu lịch sử trong quá trình kinh doanh tiếp xúc với khách hàng, hoặc tổ chức khảo sát thông tin khách hàng.
Bạn đang tìm những cách hiệu quả nhất để thu hút khách hàng truy cập vào “trụ sở trực tuyến” của mình, và đây là cuộc chơi không chỉ của bạn mà còn có sự tham gia của hàng loạt đối thủ. Cuộc chạy đua này lại càng cam go hơn khi Content Marketing đóng vai trò trọng tâm. Ngoài đối thủ trực tiếp của bạn, thì các trang thông tin khác cũng có thể cung cấp đến người đọc với cùng một chủ đề.
Ví dụ: Website của bạn cung cấp các nội dung xoay quanh bất động sản. Và bây giờ hãy thử search “bất động sản” trên Google, bạn sẽ thấy ngay cả các trang báo tin tức cũng đang xây dựng nội dung về chủ đề này. Làm sao để “ý tưởng nội dung” của bạn tỏa sáng hơn các thông tin đang có trên thị trường và có chiến lược tiếp cận khách hàng đúng đắn? Hãy nghiên cứu đối thủ, thị trường của bạn đang biến động như thế nào. Bạn sẽ tìm ra lối đi cho mình!
Việc đánh giá đối thủ, thị trường luôn là bước quan trọng trong quá trình lập chiến lược Marketing nói chung. Tuy nhiên, đối với Website Marketing thì bạn cần nghiên cứu về mặt nội dung website và cách thức phân phối nội dung (tiếp thị nội dung) đến khách hàng. Hiểu đối thủ và hiểu mình sẽ giúp bạn tìm ra con đường để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
Tại GOBRANDING, chúng tôi ứng dụng SEMrush là nền tảng Digital Marketing hàng đầu giúp phân tích nội lực giữa các website. Bộ công cụ SEMrush sẽ cung cấp các chỉ số so sánh website của bạn và đối thủ, cũng như cho thấy bức tranh toàn cảnh về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của bạn đang có trên thị trường, giúp bạn lên chiến lược Content Marketing hiệu quả nhất.
Có mục tiêu, bạn mới có thể lên kế hoạch cụ thể cần đẩy bao nhiêu nỗ lực, ngân sách cho hoạt động Marketing. Với mỗi loại mục tiêu sẽ có các phương án chiến lược khác nhau. Dưới đây GOBRANDING sẽ gợi ý cho bạn một số mục tiêu thường gặp khi lập chiến lược Website Marketing.
Bạn có thể tưởng tượng các mục tiêu này cũng giống như cái phễu với các chiến lược tương ứng:
Chỉ số:
Chiến lược áp dụng: Tiếp cận trên diện rộng.
Các kênh tiếp thị cho website thường áp dụng nhất:
Với một bài viết của GOBRANDING nằm trên trang nhất kết quả tìm kiếm Google, trung bình 1 tháng thu hút khoảng 4.000 lượt truy cập, thì sau một năm bài viết đó có thể thu hút lên đến 48.000 lượt truy cập. Thử tưởng tượng, website của bạn áp dụng chiến lược SEO Content với hàng trăm bài viết thì mức độ thu hút truy cập tự nhiên từ Google sẽ lớn tới cỡ nào?